HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC

Xử lý nước thải chế biến thủy hải sản

Công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở khu vực phía Nam. Bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được về kinh tế - xã hội, ngành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề về môi trường cần giải quyết, trong đó ô nhiễm nước thải và xử lý nước thải công nghiệp là một trong những mối qua tâm hàng đầu.

Trong quy trình công nghệ chế biến thủy sản, nước thải chủ yếu sinh ra từ công đoạn rửa sạch và sơ chế nguyên liệu. Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt và ruột của các loại thủy sản, các mảnh vụn này thường dễ lắng và dễ phân hủy gây nên các mùi hôi tanh.

Nhìn chung, nước thải công nghiệp chế biến thủy sản bị ô nhiễm hữu cơ ở mức độ khá cao: COD dao động trong khoảng 1000-1200 mg/l, BOD5 vào khoảng 600-950 mg/l, tỉ số BOD/COD khoảng 75-80% thuận lợi cho quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học. ( trích nguồn)

Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản.

Thuyết minh công nghệ:

Nước thải phát sinh trong quá trình chế biến thủy sản theo hệ thống thu gom được dẫn qua song chắn rác để chắn rác có kích thước lớn tránh tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình vận hành. Nước thải chảy vào bể điều hòa có hệ thống sục khí liên tục giúp tránh lắng cặn, phát sinh mùi hôi thối, bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ, tính chất nước thải.

Sau đó, nước thải được dẫn qua bể tuyển nổi (DAF) có tác dụng tách lượng dầu mỡ, cặn lơ lửng và các chất nổi lên trên bề mặt ra khỏi nước thải.

Nước thải tiếp tục được dẫn sang bể sâu, tại đây diễn ra quá trình phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải. Bể sâu là bể xử lý sinh học kết hợp cả ba quá trình: hiếu khí - thiếu khí - kỵ khí xảy ra đồng thời trong cùng một thiết bị ( Quý bạn đọc tìm hiểu thêm vui lòng đọc thêm về phương pháp bể sâu TẠI ĐÂY

Sau khi xử lý sinh học, nước thải chảy qua bể lắng. Phần bùn cặn lắng xuống đáy bể định kỳ sẽ được bơm hút khỏi bể, nước chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng.

Trong bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Clo) được thêm vào, nhờ tác dụng oxy hóa mạnh các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

Cuối cùng nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng sinh học chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong lớp vật liệu lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực cần tiến hành rửa ngược nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về bể điều hòa.

Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT để xả ra nguồn tiếp nhận.