Công nghệ MBR (Membrane Bio-Reactor) là công nghệ xử lý sinh học nước thải trong đó kết hợp sử dụng kỹ thuật bùn hoạt tính (Activated Sludge) phân tán với công nghệ lọc màng.

Công nghệ MBR có thể áp dụng trong các bể lọc kỵ khí hay hiếu khí đạt hiệu quả rất cao trong việc khử cả thành phần vô cơ lẫn hữu cơ cũng như một số loại vi sinh vật trong nước thải.

Công nghệ xử lý nước thải sử dụng màng lọc MBR là công nghệ hiện đại. Được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì những ưu điểm vượt trội.


Nguyên lý hoạt động:

Công nghệ MBR xử lý nước thải là sự kết hợp của hai phương pháp sinh học và vật lý.

Xử lý sinh học của công nghệ này là sự phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ do hoạt động của vi sinh vật. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí. Nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng.

Xử lý bằng phương pháp vật lý: Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau. Mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học, chất ô nhiễm hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng.

Trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.

Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng. Hoặc màng có thể được rửa sạch bằng nước rửa ngược và hóa chất.

Quá trình này diễn ra ở 3 giai đoạn sau:

Ưu điểm của công nghệ MBR

- Chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A của QCVN 14:2008/ BTNMT, do đó, nước sau xử lý có thể tái sử dụng cho các mục đích như: rửa sàn, tưới cây,…

- Tính tự động hóa cao.

- Thường được lắp đặt ở dạng thiết bị hợp khối (dạng thiết bị hay moduls) nên dễ dàng cho công tác lắp đặt cũng như di dời khi cần.

- Tăng hiệu quả xử lý sinh học 10-30% so với bể Aerotank truyền thống.

- Thường được lắp đặt ở dạng thiết bị hợp khối (dạng thiết bị hay moduls) nên dễ dàng cho công tác lắp đặt cũng như di dời khi cần.

- Tiết kiệm diện tích xây dựng vì thay thế cho toàn cụm bể Aerotank - lắng - lọc - khử trùng.

- Hệ thống tinh gọn, dễ quản lý do có ít công trình đơn vị.