LUẬT MÔI TRƯỜNG

Những đối tượng cần phải lập giấy phép môi trường?

Theo Mục 4, Điều 39, Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 các đối tượng sau phải có giấy phép môi trường là:

Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Ảnh minh họa: Xả khí thải

Ảnh minh họa: Xả nước thải

Giấy phép môi trường là tích hợp từ các loại hồ sơ môi trường:

  • Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
  • Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
  • Giấy phép xả khí thải
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
  • Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
  • Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

 

Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau

  1. 7 năm đối với các dự án thuộc nhóm I
  2. 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
  3. 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
  4. Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a,b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:

  • Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
  • Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: vị trí, phương thức xả khí thải;
  • Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
  • Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
  • Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.